Học sinh giống như pha lê, mỏng manh dễ vỡ và cần sự tôi luyện và động lực học tập của các em cũng vậy. Trong quá trình các em còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tiếp thu kiến thức, và tương tác với thầy cô là một phần quan trọng đối với quá trình hình thành tính cách và trưởng thành của các em. Đối với động lực học tập, cách thầy cô tiếp cận các tiết học, nội dung tiết học cũng như cách truyền đạt là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới động lực học tập của các em.
Vậy trong quá trình giảng dạy, chúng ta nên làm gì và nên tránh những điều gì để có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đối với học sinh?
Những điều “Nên” để tạo động lực học tập:
- Giữ sự tích cực và bình tĩnh trong suốt quá trình giảng dạy
- Khuyến khích học sinh một cách thoải mái, nhẹ nhàng, kiên trì và đều đặn
- Rèn luyện sự nhẫn nại khi học sinh chưa hiểu bài học, hay cần nhiều hơn sự hỗ trợ thông thường
- Khách quan và công bằng trong việc đánh giá học sinh
- Chú ý tới tính cách cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh trong lớp để tìm cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
Những điều “Không nên” trong quá trình gây dựng động lực học tập:
- Tạo áp lực điểm số, khen thưởng lên học sinh
- Để sự “nóng giận” kiểm soát bản thân làm ảnh hưởng tới học sinh gián tiếp
- Để lo lắng và những điều tiêu cực làm ảnh hưởng tới tâm trạng trong quá trình giảng dạy
- Chỉ sử dụng một phương pháp dạy chung chung và áp dụng cho nhiều lớp khác nhau
Trên đây là những điều nên và không nên trong khi giảng dạy để có thể tạo được động lực học tập cho học sinh, được nghiên cứu và thống kê bởi trường Đại học Nebraska – Lincoln tại Mỹ. Ngoài ra, để tạo được sự tích cực dài hạn, thầy cô nên kiểm soát những lo âu, áp lực và những sự ảnh hưởng tiêu cực khác từ các vấn đề cá nhân và xung quanh. Khi chúng ta đã bước vào lớp, chúng ta hãy mang tâm thế của một người thầy – hết lòng vì các em học sinh.
Như vậy thì, trước mỗi tiết dạy, bản thân thầy cô cũng sẽ có động lực hơn và thoải mái hơn rất nhiều để giảng dạy thật hay và thật sáng tạo. Từ đó, các em học sinh của chúng ta mới có động lực để cố gắng học tập và chăm chỉ hơn trước mỗi tiết học với thầy cô ạ.
Mong rằng bài viết trên hữu ích với thầy cô ạ. Thầy cô có muốn em chia sẻ phương pháp kiểm soát lo âu và hạn chế sự tiêu cực ảnh hưởng lên chất lượng công tác không? Hãy để lại bình luận nếu thầy cô muốn đọc thêm những bài viết về phương pháp giáo dục nhé.